CHỦ NỢ ĐƯỢC PHÉP BÁN CÁC THÙNG CONTAINER CỦA HANJIN
Toà án Hoa Kỳ vừa cho phép ngân hàng First Commerical Bank tịch thu và bán thùng container khô của Hanjin để đảm bảo các thanh khoản trong vấn đề nợ đọng sau khi hãng tàu của Hàn Quốc phá sản
First Commerical Bank cho biết, họ đã ký hợp đồng tại trợ vốn cho Hanjin Shipping mua 1.587 container các loại để khai thác trên các tuyến vận tải trên khắp thế giới của mình, cho đến thời điểm thông báo phá sản cuối tháng 8 năm 2016 và chính thức được toàn án chấp nhận đơn phá sản vào ngày 17 tháng 02 năm 2017, Hanjin vẫn còn một khoản nợ không nhỏ đối với ngân hàng này, bên cạnh rất nhiều các chủ nợ khác của Hanjin tại nhiều quốc gia.
Thẩm phán Jon K.Sherwood đã chấp thuận cho ngân hàng thực hiện các quyền lợi của mình đối với hợp đồng tài trợ cho Hanjin, bao gồm các biện pháp tịch thu các thùng container cùng với hàng hóa chứa bên trong nó, bán hoặc tiêu hủy chúng. Mặc dù vậy, phán quyết này cũng chỉ cho phép ngân hàng Firsk Bank theo đuổi các quyền lợi tài chính của mình, và không bắt buộc các hãng vận tải, các cảng biển buộc phải trả lại các container cho ngân hàng, điều này có nghĩa là các chủ nợ khác của Hanjin vẫn có thể tìm cách gỡ gạc lại khoản nợ của mình thông qua các tài sản mà họ đang nắm giữ.
Trước đó tòa án Mỹ cũng đã cho phép cảng Georgia bán hàng trăm container của Hanjin hỗ trợ trả nợ số tiền 3,1 triệu USD.
Thời gian qua sau khi Hanjin phá sản, các chủ nợ ráo riết tìm cách thu hồi tài sản của họ đang đặt vào hãng tàu của Hàn Quốc, các khối tài sản của Hanjin lần lượt ra đi như các thiết bị đầu cuối tại cảng biển, các con tàu, còn các container thì bị giữ lại tại các cảng biển. Việc này khiến cho hàng trăm ngàn container của Hanjin bị mắc kẹt và không thể đưa vào lưu thông, dẫn tới tình trạng khan hiếm container trên toàn cầu.
Theo tính toán, giá của một container đóng mới đã tăng lên 80% so trong một năm qua, ngay tại Việt Nam, giá bán của thùng container kho, giá bán container văn phòng đã có sự điều chỉnh tăng liên tục từ cuối năm 2016 tới thời điểm này vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Mà nguyên nhân chính được xác định chính là do sự ùn ứ tại các cảng biển dưới sự ảnh hưởng của Hanjin, bên cạnh nguyên nhân thứ 2 được cho là do thay đổi về điều kiện sản xuất container tại thị trường Trung Quốc khiến cho các xưởng sản xuất phải dành thời gian để điều chỉnh lại máy móc và dây chuyền của mình.
Các thùng container của Hanjin được bán để thanh khoản cho các chủ nợ |
Thẩm phán Jon K.Sherwood đã chấp thuận cho ngân hàng thực hiện các quyền lợi của mình đối với hợp đồng tài trợ cho Hanjin, bao gồm các biện pháp tịch thu các thùng container cùng với hàng hóa chứa bên trong nó, bán hoặc tiêu hủy chúng. Mặc dù vậy, phán quyết này cũng chỉ cho phép ngân hàng Firsk Bank theo đuổi các quyền lợi tài chính của mình, và không bắt buộc các hãng vận tải, các cảng biển buộc phải trả lại các container cho ngân hàng, điều này có nghĩa là các chủ nợ khác của Hanjin vẫn có thể tìm cách gỡ gạc lại khoản nợ của mình thông qua các tài sản mà họ đang nắm giữ.
Trước đó tòa án Mỹ cũng đã cho phép cảng Georgia bán hàng trăm container của Hanjin hỗ trợ trả nợ số tiền 3,1 triệu USD.
Thời gian qua sau khi Hanjin phá sản, các chủ nợ ráo riết tìm cách thu hồi tài sản của họ đang đặt vào hãng tàu của Hàn Quốc, các khối tài sản của Hanjin lần lượt ra đi như các thiết bị đầu cuối tại cảng biển, các con tàu, còn các container thì bị giữ lại tại các cảng biển. Việc này khiến cho hàng trăm ngàn container của Hanjin bị mắc kẹt và không thể đưa vào lưu thông, dẫn tới tình trạng khan hiếm container trên toàn cầu.
Theo tính toán, giá của một container đóng mới đã tăng lên 80% so trong một năm qua, ngay tại Việt Nam, giá bán của thùng container kho, giá bán container văn phòng đã có sự điều chỉnh tăng liên tục từ cuối năm 2016 tới thời điểm này vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Mà nguyên nhân chính được xác định chính là do sự ùn ứ tại các cảng biển dưới sự ảnh hưởng của Hanjin, bên cạnh nguyên nhân thứ 2 được cho là do thay đổi về điều kiện sản xuất container tại thị trường Trung Quốc khiến cho các xưởng sản xuất phải dành thời gian để điều chỉnh lại máy móc và dây chuyền của mình.